Động từ thường trong tiếng Anh | Cách sử dụng chuẩn

Khi học tiếng Anh, bạn học thường bị nhầm lẫn giữa động từ thường và động từ tobe. Vậy để không nhầm lẫn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng động từ thường trong câu nhé.

Định nghĩa động từ thường trong tiếng Anh

Động từ thường (Action verbs) trong tiếng Anh là động từ diễn tả hành động chính trong câu. Các động từ đó có thể là động từ diễn tả hành động vật lý (Physical Actions) như run, jump, crash… hoặc mang tính trừu tượng (Abstract Actions) như think, miss, learn…

Phân loại động từ thường trong tiếng Anh

Động từ thường trong tiếng Anh gồm 6 loại dưới đây:

1. Nội động từ (Intransitive verbs)

Nội động từ là những từ chỉ hành động của đối tượng thực hiện nó, không cần tân ngữ trực tiếp đi theo. Nếu sau động từ là tân ngữ thì phải có giới từ ở phía trước.
Ví dụ: She fell out of the tree.

(She fell out the tree)

Cô ấy ngã từ trên cây xuống.

Một số các nội động từ: faint (ngất); hesitate (do dự); lie (nối dối); occur (xãy ra); pause (dừng lại); rain (mưa); remain (còn lại); sleep (ngủ), arrive (đến), come (tới), cough (ho), happen (xảy ra), rise (mọc), work (làm), wait (đợi), disappear (biến mất), live (sống), snow (đổ tuyết)…
Ví dụ:

  • He lies to me.
    Anh ta lừa dối tôi.
  • It’s raining all the time.
    Trời mưa cả ngày.
  • Please turn of the volume. My mom is sleeping!
    Làm ơn vặn nhỏ tiếng chúng. Mẹ tôi đang ngủ!

2. Ngoại động từ (Transitive verbs)

Ngoại động từ trong tiếng Anh là những từ chỉ các hành động của chủ thể tác động đến một đối tượng khác. Chúng không đi một mình mà phải đi kèm theo một tân ngữ trực tiếp để thành một câu có nghĩa.
Ví dụ: The car hit the tree.
(The car hit. Hit what?)
Chiếc xe hơi tông vào cái cây.
Một số các ngoại động từ: allow (cho phép); blame (trách cứ , đổ lổi); enjoy (thích thú), want (muốn), beat (đánh), hit (đập) ; have (có); like (thích); need (cần); name (đặt tên); prove (chứng tỏ); remind (nhắc nhở); rent (cho thuê); select (lựa chọn); wrap (bao bọc); rob (cướp); own (nợ); greet (chào), make (tạo), buy (mua), join (tham dự), attend (tham dự)…
Ví dụ:

  • Thank you for reminding me.
    Cảm ơn đã nhắc nhở tôi.
  • He has a dog. He really loves his dog.
    Anh ta có một con chó. Anh ta thực sự quý con chó của mình.
  • Will you allow me to go out tonight, Mom?
    Mẹ cho phép con đi chơi tối nay nhé?
  • I owe you this time.
    Tôi nợ anh lần này.

Các động từ vừa là nội vừa là ngoại động từ: answer (trả lời); ask (hỏi); help (giúp đỡ), leave (rời bỏ), enter (đi vào), read (đọc); touch (sờ); wash (rửa); write (viết), eat (ăn)…
Ví dụ:

  • Please answer my questions. (Transitive verb)
    Làm ơn trả lời câu hỏi của tôi.
  • “My name is Lily.” – I answered. (Intransitive verb)
    Tên của tôi là Lily – Tôi trả lời.

3. Tân ngữ trực tiếp và gián tiếp

Một số động từ đi với cả tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp.

Tân ngữ gián tiếp là người hoặc vật nhận hành động từ tân ngữ trực tiếp. Tân ngữ gián tiếp thường đứng trước tân ngữ trực tiếp.
Chúng bao gồm: ask (hỏi), bring (mang tới), charge (thu phí), find (tìm), fine (phạt), lend (cho mượn), pay (trả tiền), wish (ước), serve (phục vụ), send (gửi), save (tiết kiệm), teach (dạy), tell (kể), show (trình diễn), offer (đề nghị), give (cho), make (làm/tạo), promise (hứa), leave (rời đi), owe (nợ).
Ví dụ: Tân ngữ gián tiếp in đậm, tân ngữ trực tiếp in nghiêng.

  • Can I tell you a story?
    Mẹ có thể kể con nghe 1 câu chuyện được không?
  • They charged me $2 for the shipping fee.
    Họ thu tôi $2 phí vận chuyển.
  • The machine save me lots of time.
    Chiếc máy giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Tân ngữ trực tiếp có thể đứng trước tân ngữ gian tiếp nếu có giới từ theo sau.
Ví dụ: tân ngữ gián tiếp in đậm, tân ngữ trực tiếp in nghiêng.

  • I gave money to my brother.
    Tôi đưa tiền cho em trai tôi.
  • He found a better house for them.
    Anh ấy đã tìm được 1 căn nhà tốt hơn cho họ.
  • I owed a favor to you
    Tôi nợ anh 1 ơn huệ.

4. Động từ giới hạn và không giới hạn

Phân biệt động từ có giới hạn và động từ không có giới hạn

a. Động từ có giới hạn

Động từ giới hạn là những động từ hoà hợp với chủ ngữ về ngôi và số, thông thường được hình thành bằng cách biến đổi phần đuôi của động từ.
Ví dụ:

  • be: am, is, are, was, were…
  • go: go, goes, went, is going, will go…
  • work: work, works, worked, are working…

b. Động từ không có giới hạn

Động từ không giới hạn là những động từ không biến đổi hình thức dù chủ ngữ của nó ở số ít hay số nhiều, ở thì hiện tại hay quá khứ.
Các động từ không giới hạn trong tiếng anh gồm có:

  • Nguyên mẫu có to (Infinitive): to be, to go, to work.
  • Phân từ hiện tại (Present Participle) và danh động từ (Gerund): being, going, working.
  • Phân từ quá khứ (Past Participle): been, gone, worked.

5. Động từ nối

 

a. Động từ nối (linking verb) là gì?

  • Động từ nối hay còn được gọi là liên động từ được dùng để nối chủ ngữ và vị ngữ (vị ngữ là một tính từ), chỉ tình trạng của đồ vật, người hay sự việc nào đó.
  • Chúng không nhằm mục đích thể hiện hành động, nên chúng được bổ nghĩa bởi tính từ, chứ không phải tân ngữ.
  • Các động từ nối Linking Verb trong tiếng anh thường gặp: be, appear, feel, become, seem, look, remain, sound, smell, taste, get.

b. Đặc điểm

  • Không diễn đạt hành động mà diễn đạt trạng thái hoặc bản chất của sự việc.
  • Sau linking verb phải là tính từ, cụm tính từ chứ không phải tân ngữ.
  • Không được chia ở thể tiếp diễn dù dưới bất cứ loại thì nào.

Ví dụ:

  • I feel hungry after I walk home from school.
    Tôi cảm thấy đói bụng sau khi đi bộ từ trường về nhà.
  • The drink taste really good!
    Thức uống này thật sự rất ngon.

⇒ Lưu ý:

  • Be, become, remain, get có thể đứng trước một cụm danh từ chứ không nhất thiết phải là tính từ.

Ví dụ:

  • Batman became the hero of Gotham after saving this city. (noun)
    Người dơi trở thành anh hùng của thành phố Gotham sau khi giải cứu thành phố này.
  • He is my sister’s best friend.
    Anh ta là bạn thân của em gái tôi.
  • That man appeared at the door.
    Người đàn ông đó xuất hiện tại cánh cửa.
  • Feel, look, smell và taste cũng có thể là intransitive verb khi theo sau nó là tân ngữ trực tiếp (Direct object). Trong trường hợp đó, nó trở thành một động từ mô tả hành động thực sự chứ không còn là một linking verb và bổ nghĩa cho nó phải là tân ngữ chứ không còn là tính từ. Chúng được phép chia ở thì tiếp diễn.

Ví dụ: The teacher looked at her students slowly.

Giáo viên chậm rãi nhìn đám học trò ở dưới lớp.

6. Động từ chỉ giác quan

a. Động từ chỉ giác quan là gì?

  • Động từ chỉ giác quan (verb of perception) là động từ chỉ sự nhận thức của con người về sự vật bằng giác quan như nghe, nhìn, ngửi, nếm, …
  • Động từ theo sau các động từ chỉ giác quan có thể là V (bare) hoặc V-ing.
  • Các động từ chỉ giác quan trong tiếng anh bao gồm: see, notice, hear, watch, look at, observe, listen to, feel, smell.

b. Cách dùng:

  • Verbs of perception + V(bare): diễn tả hành động đã hoàn tất, người nói chứng kiến toàn bộ quá trình xảy ra hành động đó.

Ví dụ: I heard a famous singer sing at the concert last night.
Tôi nghe một ca sỹ nổi tiếng hát trong buổi biểu diễn tối qua.
→ Hành động nghe ca sỹ hát đã diễn ra và kết thúc hôm qua.

  • Verbs of perception + V-ing: chỉ hành động đang diễn ra, người nói chỉ chứng kiến được một phần quá trình hành động đó đó.

Ví dụ: When I walked into the department, I heard someone singing in the bathroom.
Khi tôi đi vào căn hộ, tôi nghe ai đó đang hát trong phòng tắm.
→ Hành động ‘ai đó đang hát’ diễn ra ngay tại thời điểm mà người nói chứng kiến.

  • Động từ chỉ giác quan ở thể bị động:See/ hear/ notice + V-ing
    → be seen/ be heard/ be noticed + V-ing
    See/ hear/ notice + V(bare)
    → be seen/ be heard/ be noticed + to V
    Ví dụ:
  • A famous singer was heard to sing in the concert last night.
    Người ta nghe một ca sỹ nổi tiếng hát trong buổi biểu diễn tối qua.
  • When I got home, something was smelt burning.
    Khi tôi về nhà, tôi ngửi thấy có thứ gì đó đang bốc cháy.\

Xem thêm:

Đỗ Oanh

Bao Oanh Do là giảng viên tại Trung tâm ngoại ngữ PopoDooKids, cô đã hỗ trợ hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới cải thiện khả năng nói tiếng Anh của họ. Cô có bằng cấp về sư phạm tiếng Anh cùng với hơn 15 năm kinh nghiệm dạy học. Bao Oanh Do là người tạo ra các bài học Phát âm tiếng Anh trực tuyến có audio được thiết kế phù hợp với nền tảng ngôn ngữ của học sinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button