Động từ khiếm khuyết hay động từ khuyết thiếu (Modal Verbs) được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp tiếng Anh cơ bản hàng ngày.
Đây là chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh quan trọng và khá quen thuộc với hầu hết những ai bắt đầu học tiếng Anh. Vậy chúng có những đặc điểm như thế nào? Hãy cùng Popodookids tìm hiểu kĩ hơn về nó nhé.
Định nghĩa động từ khiếm khuyết
– Động từ khiếm khuyết là loại động từ đặc biệt chỉ đi kèm và thực hiện chức năng bổ trợ cho động từ chính trong câu chứ không đứng một mình như một động từ chính trong câu. Nó là những động từ được dùng để bày tỏ khả năng, sự chắc chắn, nghĩa vụ, sự cho phép…
– Các động từ khuyết thiếu thông dụng trong tiếng Anh
Can | Could | May | Might | Must |
Ought to | Should | Shall | Would | will |
Cấu tạo chung của động từ khiếm khuyết
1. Cấu tạo chung
S + Modal Verbs + V(bare-infinitive)
(bare-infinitive: động từ nguyên thể không “to”)
Ví dụ:
- They can speak French and English.
- Họ có thể nói tiếng Pháp và tiếng Anh.
2. Không biến đổi dạng thứ trong các ngôi
Ví dụ:
- He can use our phone.
(Hecansuse your phone) - Anh ấy có thể sử dụng điện thoại của chúng tôi.
3. Tồn tại ở thì hiện tại và thì quá khứ đơn
Ví dụ:
- She can cook meals.
Cô ấy có thể nấu ăn.
- She could cook meals when she was twelve.
Cô có thể nấu các bữa ăn khi cô mười hai tuổi.
Đặc điểm của động từ khiếm khuyết
1. Luôn phải có một động nguyên mẫu đi theo
Ví dụ:
- He must be at home right now. = Anh ấy chắc hẳn phải đang ở nhà.
- Động từ nguyên mẫu ‘be’ theo sau động từ khiếm khuyết ‘must’.
2. Không bao giờ thay đổi hình thức theo chủ ngữ
Các động từ bình thường phải thêm ‘-s’ hay ‘-es’ nếu chủ ngữ là danh từ số ít, nhưng động từ khiếm khuyết thì không thay đổi hình thức gì cả.
Ví dụ:
- I can run fast.
(Tôi có thể chạy nhanh.) - She can go home now.
(Cô ấy có thể về nhà bây giờ.) - All students can do their homework next week.
(Tất cả học sinh có thể làm bài tập về nhà vào tuần sau.)
Như ta có thể thấy ở các ví dụ trên, động từ khiếm khuyết ‘can‘ không thay đổi hình thức, cho dù chủ ngữ có là số ít hay số nhiều đi nữa.
3. Khi phủ định
Khi dùng cho câu phủ định thì không cần trợ động từ mà chỉ cần thêm “not” trực tiếp vào phía sau:
Ta có thể so sánh 2 ví dụ sau:
- He lies to his friends.
→ He does not lie to his friends. (mượn trợ động từ ‘to do‘)
- He should lie to his friends.
→ He should not lie to his friends. (không cần trợ động từ)
4. Khi đặt câu hỏi
Còn đối với câu hỏi thì không cần trợ động từ mà chỉ cần đảo động từ khiếm khuyết ra trước chủ ngữ:
Ta có thể so sánh 2 ví dụ sau:
- He speaks English.
→ Does he speak English?
- He can speak English
→ Can he speak English?
5. Không có các dạng V-ing, V-ed, To Verb:
Khác với những động từ bình thường, động từ khiếm khuyết chỉ có một dạng duy nhất là dạng nguyên mẫu.
Ví dụ:
- Động từ khiếm khuyết ‘can‘ không có các dạng ‘caning‘ , ‘caned‘ hay ‘to can‘.
- Tương tự : ‘Must‘ không tồn tại dạng ‘musting‘, ‘musted‘ hay ‘to must‘.
Các chức năng của các động từ khiếm khuyết
Dưới đây là các chức năng thông dụng nhất của các động từ khiếm khuyết
1. Khả năng xảy ra
Chúng ta dùng các động từ ‘can‘, ‘must‘, ‘may‘, ‘might‘ để phỏng đoán khả năng xảy ra một việc việc nào đó.
Mức độ chắc chắn giảm dần: ‘must‘, ‘can‘, ‘may‘, ‘might‘.
Ví dụ:
- Learning English can be hard to some.
Việc học tiếng Anh có thể khó khăn với một số người. - It’s snowing outside. It must be cold.
Ở ngoài đang có tuyết. Chắc hẳn là lạnh lắm.
2. Khả năng, năng lực, kỹ năng
Chúng ta dùng các động từ ‘can‘ và ‘could‘ để nói về khả năng, năng lực.
‘Can‘ dùng khi nói về khả năng ở hiện tại, còn ‘could‘ dùng khi nói về khả năng trong quá khứ.
Ví dụ:
- He can’t speak Korean.
Anh ấy không biết nói tiếng Hàn Quốc. - My grandfather could swim fast when he was a young boy.
Ông của tôi có thể bơi nhanh lúc ông còn nhỏ.
3. Nghĩa vụ, lời khuyên
Chúng ta dùng các động từ ‘must‘, ‘ought to‘, ‘should‘ để thể hiện ý phải làm hay nên làm cái gì đó.
Mức độ bắt buộc giảm dần: ‘must‘, ‘ought to‘, ‘should‘.
Ví dụ:
- Students must do their homework.
Học sinh phải làm bài tập về nhà. - You should visit your parents often.
Bạn nên thường xuyên đến thăm cha mẹ.
4. Cho phép và xin phép
Chúng ta dùng các động từ ‘may‘, ‘might‘, ‘can‘, ‘could‘ để thể hiện sự cho phép làm việc gì đó.
- You may not eat or drink in the library.
Bạn không được ăn uống trong thư viện. - Could I go home early today?
Hôm nay tôi có được phép về nhà sớm không?
Lưu ý khi sử dụng:
- “May” sẽ là dạng thông dụng nhất.
- “Might” có thể được xem là dạng quá khứ của “may” nhưng không được sử dụng nhiều.
- “Can” có thể được dùng khi bạn có thể nói chuyện thoải mái với người nghe hoặc là bạn bè.
- “Could” có thể được dùng tương tự với “may”, nhưng bạn sẽ thấy “could” dùng nhiều hơn ở nghĩa quá khứ của “can”.
5. Yêu cầu, lời mời lịch sự
Chúng ta dùng các động từ ‘can‘, ‘could‘, ‘will‘, ‘would‘, ‘shall‘ trong các yêu cầu hay lời mời lịch sự.
Ví dụ:
- Could you help me with this?
Bạn có thể giúp tôi chuyện này được không? - Would you like some coffee?
Bạn có muốn uống cà phê không?
Lưu ý về mức độ lịch sự khi sử dụng:
- “Shall” sẽ là dạng ít gặp nhất trong những từ trên, cả trong văn nói và văn viết.
- “Would/Could” là dạng lịch sự và cũng sẽ là dạng bạn gặp nhiều nhất trong văn viết. Tùy dạng câu hỏi mà bạn dùng “would” (sẽ làm?) hay “could” (có thể làm?).
- “Can/Will” thường dùng nhiều trong văn nói, nhất là giữa bạn bè hoặc những người bạn có thể nói chuyện thoải mái với họ.
6. Ý muốn, lời hứa
Chúng ta dùng các động từ ‘will‘ để thể hiện ý muốn làm gì hoặc hứa làm gì.
Ví dụ:
- I will stay here with you.
Tôi sẽ ở đây với bạn. - He won’t let me drive his car.
Anh ấy không chịu cho tôi lái xe của anh ấy.
7. Tương lai
Chúng ta dùng các động từ ‘will‘ hoặc ‘should‘ để nói về một sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.
Ví dụ:
- She will visit her grandparents tomorrow.
Cô ấy sẽ đến thăm ông bà vào ngày mai. - The train should arrive at 6pm.
Xe lửa sẽ đến vào lúc 6 giờ chiều.
Lưu ý: ‘will‘ và ‘should‘ cùng được dùng để nói về một sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng ‘should‘ có hàm ý là người nói kỳ vọng điều đó sẽ xảy ra dựa trên một cơ sở nào đó.
Ví dụ:
- The train will arrive at 6pm.
Xe lửa sẽ đến vào lúc 6 giờ chiều.
Câu này đơn thuần chỉ nói về một sự việc xảy ra trong tương lai. - The train should arrive at 6pm.
(Nếu đúng theo lẽ thì) Xe lửa sẽ đến vào lúc 6 giờ.
Câu này hàm ý người nói kỳ vọng xe lửa sẽ đến lúc 6 giờ dựa trên một cơ sở nào đó (chẳng hạn như theo lịch trình).
8. Thói quen:
Chúng ta dùng các động từ ‘will‘ và ‘would‘ để nói về thói quen trong hiện tại (will) hoặc quá khứ (would).
Ví dụ:
- When I was little, I would play outside all day.
Khi tôi còn nhỏ, tôi thường hay chơi đùa ở ngoài cả ngày. - Tim will always be late!
Tim lúc nào cũng tới trễ!
Các động từ khiếm khuyết thường gặp
Cách dùng | Ví dụ | |
can |
|
|
could |
|
|
may |
|
|
might |
|
|
must |
|
|
ought to |
|
|
shall |
|
|
will |
|
|
would |
|
|
should |
|
|
Bài tập:
Chọn đáp án đúng:
1. Young people ______ obey their parents.
A. must B. may C. will D. ought to
2. Linda, you and the kids just have dinner without waiting for me. I ______ work late today.
A. can B. have to C. could D. would
3. I ______ be delighted to show you round my house.
A. ought to B. would C. might D. can
4. Leave early so that you ______ miss the train.
A. didn’t B. won’t C. shouldn’t D. mustn’t
5. Jenny’s engagement ring is enormous! It ______ have cost a fortune.
A. must B. might C. will D. should
6. You ______ to write them today.
A. should B. must C. had D. ought
7. Unless she runs, She______ catch the train.
A. will B. mustn’t C. wouldn’t D. won’t
8. When _____you go to school?
A. will B. may C. might D. maybe
9. _____you.
A. may B. must C. will D. could.
Đáp án:
- A
- C
- B
- B
- A
- D
- D
- A
- C
Xem thêm: