Bạn nắm được bao nhiêu quy tắc phát âm tiếng Anh? Có rất nhiều quy tắc phát âm trong tiếng Anh và luôn được cập nhật mới mỗi ngày. Vậy hãy cùng Trung tâm tiếng Anh PopodooKids điểm qua một số quy tắc phát âm trong tiếng Anh chuẩn nhé.
→Xem lại bài viết tổng hợp về phát âm tiếng Anh
Quy tắc phát âm tiếng Anh với nguyên âm
Có rất nhiều quy tắc phát âm tiếng Anh vì vậy bạn cần học và trau dồi chúng mỗi ngày. Cùng xem 7 quy tắc phát âm với nguyên âm trong tiếng Anh dưới đây nhé!
Quy tắc phát âm 1:
Nguyên âm ngắn + Phụ âm: Một từ có một nguyên âm mà nguyên âm này không nằm ở cuối từ thì nguyên âm đó luôn là nguyên âm ngắn.
Ví dụ:
- Dog has cup.
- Man has hat.
→ Nguyên âm u và a trong ví dụ trên là u ngắn và a ngắn.
Một số trường hợp ngoại lệ. VD: mind (lưu ý), find (tìm thấy),…
Quy tắc phát âm 2
Một từ chỉ có một nguyên âm mà nguyên âm đó đứng ở cuối thì đó là một nguyên âm dài.
Ví dụ:
- she, he (e/i:/ dài)
- go, no (o/ dài), no, …
Quy tắc phát âm 3
- Khi có 2 nguyên âm đứng cạnh nhau, thì nguyên âm đầu tiên là nguyên âm dài, nguyên âm còn lại thường bị câm (không phát âm).
Ví dụ: rain (mưa)
→ nguyên âm a và i đứng cạnh nhau. a ở đây phát âm là a dài, i là âm câm, do vậy rain sẽ được phát âm là /rein/
- Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ.
VD: read nếu phát âm ở hiện tại là e dài a câm, còn nếu phát âm ở quá khứ là e ngắn a câm.
Quy tắc phát âm 4
- Khi từ có 1 nguyên âm được theo sau bởi 2 phụ âm giống nhau (double consonant) thì nguyên âm đó là một nguyên âm ngắn.
Ví dụ: dinner (bữa tối), summer (bữa tối), rabbit (con thỏ), robber (tên cướp), egg (quả trứng), …
- Nguyên tắc này sẽ thấy rõ khi chia thì các động từ.
Ví dụ: write (viết) -> Ved -> written gấp đôi âm t và được phát âm là i ngắn, trong khi write thì vẫn là i dài.
Quy tắc phát âm 5
- Trường hợp 1: Khi một từ có 2 nguyên âm liên tiếp giống nhau (double vowel) thì phát âm chúng như 1 nguyên âm dài. Tuy nhiên quy tắc này không áp dụng với nguyên âm o.
Ví dụ: peek (nhìn lén), greet (chào hỏi), meet ( gặp gỡ), vacuum (hút bụi),…
- Trường hợp 2: Quy tắc này cũng không áp dụng khi có phụ âm r đứng sau 2 nguyên âm giống nhau thì âm sẽ bị biến đổi
Ví dụ: beer (rượu bia)
- Trường hợp 3: Khi o là double vowel nó sẽ tạo ra nhiều âm khác nhau
Ví dụ: poor (tội nghiệp), tool (tội nghiệp), fool (ngu ngốc), door (cánh cửa),…
Quy tắc phát âm 6: Quy tắc phát âm e
1 từ dài gồm nguyên âm + phụ âm + e thì âm e sẽ bị câm. Đồng thời nó sẽ biến nguyên âm ngắn trước nó thành nguyên âm dài.
Ví dụ:
- Bit (i ngắn) -> Bite (i dài)
- At (a ngắn) -> Ate (a dài)
- Cod (o ngắn) -> Code (o dài)
Quy tắc phát âm 7
- Trường hợp 1: Nguyên âm y tạo nên âm i dài khi nó đứng ở cuối của từ có 1 âm tiết.
Ví dụ: cry (khóc), try (cố gắng), by (vì), shy (xấu hổ),…
- Trường hợp 2: Chữ y hoặc ey đứng ở vị trí cuối từ, không phải trọng âm của từ thì sẽ được phát âm như i dài
Ví dụ: pretty (xinh xắn), beauty (vẻ đẹp), sunny (nắng), carefully (cẩn thận), baby (em bé),…
Quy tắc phát âm tiếng Anh với phụ âm
Cùng PopodooKids tìm hiểu qua kinh nghiệm học nguyên tắc phát âm tiếng Anh với phụ âm trong tiếng Anh dưới đây:
Quy tắc phát âm phụ âm G
Tùy thuộc vào nguyên âm nào đứng ngay phía sau G, mà cách phát âm của phụ âm này cũng sẽ khác đi.
Ví dụ:
- G sẽ được phát âm là /g/ nếu sau G là các nguyên âm a, u, o: game /ɡeɪm/; guarantee /ˌɡær.ənˈtiː/, gosh /ɡɒʃ/.
- G sẽ phát âm là /dʒ/ nếu ngay sau nó là các nguyên âm i, y, e: giant /ˈdʒaɪ.ənt/, gipsy /ˈdʒɪp.si/.
Quy tắc phát âm phụ âm C
Phụ âm C cũng sẽ có các cách phát âm khác nhau phụ thuộc vào nguyên âm đứng sau nó:
Ví dụ:
- C được phát âm là /k/ nếu sau nó là các nguyên âm a, u, o: cabaret /ˈkæb.ə.reɪ/, cube /kjuːb/, confident /ˈkɒn.fɪ.dənt/.
- C được phát âm là /s/ nếu sau đó là các nguyên âm i, y và e: cyber /saɪ.bər-/, cigarette /ˌsɪɡ.ərˈet/, cedar /ˈsiː.dər/.
Quy tắc phát âm phụ âm R
Bạn sẽ không cần phát âm phụ âm R nếu như phía trước nó là một nguyên âm yếu là /ə/
Ví dụ: interpol /ˈɪn.tə.pɒl/, interest /ˈɪn.trəst/
Quy tắc phát âm phụ âm J
Phụ âm J sẽ được phát âm là /dʒ/ trong hầu hết các trường hợp và hầu như không có cách đọc khác.
Ví dụ: job /dʒɒb/, jack /dʒæk/, juice /dʒuːs/
Quy tắc nhân đôi phụ âm
Một số trường hợp, phụ âm cuối cần phải gấp đôi lên
Ví dụ:
- Sau 1 nguyên âm ngắn là các phụ âm F, L, S: well (tốt), fell (đánh ngã), fill (làm đầy), sniff (hít vào), call (gọi)
- Từ có hai âm tiết và các phụ âm B, D, G, M, N, P đứng ngay sau một nguyên âm ngắn: common (chung), cabbage (bắp cải), puppy (con chó con), connect (kết nối), giggle (khúc khích), rabbit (con thỏ).
Quy tắc phát âm đối với nguyên âm + phụ âm + nguyên âm “e”
Nếu từ được kết thúc với cụm nguyên âm + phụ âm + nguyên âm “e”, thì nguyên âm “e” sẽ trở thành âm câm, và nguyên âm trước phụ âm đó sẽ là nguyên âm đôi:
Ví dụ: cure /kjʊər, care /keər/, site /saɪt/
Xem toàn bộ Phụ âm trong tiếng Anh
Quy tắc phát âm đuôi trong tiếng Anh s/es/ed
Quy tắc phát âm đuôi trong tiếng Anh Vs/es/ed cũng được rất quan trọng trong quá trình giao tiếp.
Quy tắc phát âm V-s/es
Có 3 trường hợp khác nhau dùng để phát âm phần cuối – s / – es , tùy thuộc vào phần cuối của từ (trước – s / – es ).
Trường hợp 1: Nếu kết thúc bằng âm / s /, / z /, / ʧ /, / ʤ /, / ʃ / hoặc / ʒ / thì s / es được phát âm là / ɪz /:
Ví dụ : churches (/ˈʧɜːʧ.ɪz/); misses (/ˈmɪs.ɪz/); causes (/ˈkɔːz.ɪz/)
Trường hợp 2: Nó kết thúc bằng một âm thanh sau đó s / es được phát âm là / z /
Ví dụ : bugs (/bʌgz/); says (/sɛz/); mends (/mɛndz/)
Trường hợp 3: Nếu nó kết thúc bằng một âm vô thanh thì s / es được phát âm là / s /
Ví dụ : hits (/hɪts/); taps (/tæps/); racks (/ræks/)
Sử dụng biểu đồ dưới đây để tìm hiểu cách phát âm một từ kết thúc bằng s/es:
Quy tắc phát âm ed
Với các động từ thì quá khứ đơn kết thúc bằng ed/d, quy tắc phát âm tiếng Anh thay đổi tùy thuộc vào âm cuối của động từ (trước ed ).
Có 3 trường hợp cần lưu ý:
Trường hợp 1: Kết thúc bằng d hoặc t thì ed được phát âm là / ɪd /
Ví dụ : hunted (/ˈhʌnt.ɪd/); winded (/ˈwɪnd.ɪd/); haunted (/ˈhɔːnt.ɪd/)
Trường hợp 2: Kết thúc bằng một âm hữu thanh sau đó ed được phát âm là / d /
Ví dụ : hugged (/hʌgd/); fried (/fraɪd/); robbed (/rɒbd/)
Trường hợp 3: Nếu nó kết thúc bằng một âm vô thanh thì ed được phát âm là / t /
Ví dụ : talked (/tɔːkt/); tapped (/tæpt/); missed (/mɪst/)
Hãy theo dõi biểu đồ dưới đây để tìm ra cách phát âm một từ tận cùng là ed dễ dàng:
Quy tắc nối âm trong tiếng Anh
Nối âm cũng là một trong những quy tắc phát âm không thể bỏ qua trong tiếng Anh:
Nguyên âm đứng trước nguyên âm
Với nguyên tắc này, bạn chỉ cần chèn 1 phụ âm vào giữa để nối 2 nguyên âm.
- Nguyên âm tròn môi thì chèn phụ âm “w” vào giữa.
- Nguyên âm dài môi thì chèn phụ âm “y” vào giữa.
Phụ âm đứng trước nguyên âm
Nếu một phụ âm đặt trước nguyên âm thì đọc nối nguyên âm với phụ âm. Trong trường hợp một phụ âm gió đứng trước một nguyên âm thì khi nối âm, bạn cần chuyển thành phụ âm không gió.
Phụ âm đứng trước phụ âm
Nếu có 2 hay nhiều hơn 2 phụ âm cùng nhóm đặt cạnh nhau thì bạn chỉ cần phát âm 1 phụ âm:
- Phụ âm U hoặc Y đứng sau phụ âm T sẽ phát âm là /ch/
- Phụ âm U hoặc Y đứng sau phụ âm D thì phát âm là /dj/
- Phụ âm T nằm giữa 2 nguyên âm và không phải trọng âm đọc là /d/
Quy tắc nhấn trọng âm tiếng Anh
Có hai quy tắc rất đơn giản về trọng âm của từ:
Quy tắc 1: Một từ chỉ có một trọng âm
Một từ không thể có hai trọng âm. Nếu bạn nghe thấy hai trọng âm, tức là bạn đang nghe thấy hai từ khác nhau. Đúng là có thể có một trọng âm “phụ” trong một số từ. Nhưng một trọng âm phụ nhỏ hơn nhiều so với trọng âm chính và chỉ được sử dụng trong các từ dài.
Quy tắc 2: Nhấn trọng âm nguyên âm chứ không phải phụ âm
Dưới đây là một số quy tắc nhấn trọng âm trong tiếng Anh khác. Nhìn chung chúng khá phức tạp nhưng có thể giúp bạn hiểu nên trọng âm vào đâu khi nói. Tuy nhiên đừng quá tin tưởng vào chúng, vì vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ.
Nhấn mạnh ở âm tiết đầu tiên
Hầu hết ở các danh từ trong tiếng Anh có 2 âm tiết.
Ví dụ : present (hiện tại), export (xuất khẩu), China (Trung Quốc)
Hầu hết ở các tính từ trong tiếng Anh có 2 âm tiết.
Ví dụ : clever (thông minh), happy (hạnh phúc), slender (mảnh mai)
Nhấn mạnh âm tiết cuối
Hầu hết ở các động từ có 2 âm tiết
Ví dụ : decide (quyết định), begin (bắt đầu), finish (kết thúc)
Nhấn mạnh ở âm tiết thứ 2 từ cuối lên
Các từ kết thúc bằng -ic
Ví dụ : graphic (đồ họa), geographic (địa lý), geologic (địa chất)
Các từ kết thúc bằng -sion và -tion
Ví dụ : television (truyền hình), revelation (sự phát hiện)
Nhấn mạnh ở âm tiết thứ 3 từ cuối lên
Các từ kết thúc bằng -cy , -ty , -phy và -gy
Ví dụ : democracy (dân chủ), dependability (đáng tin cậy) , photography (nhiếp ảnh)
Các từ kết thúc bằng -al
Ví dụ : critical (chỉ trích), geological (thuộc địa chất)
Nhấn mạnh ở Từ ghép
Đối với danh từ ghép , trọng âm nằm ở phần đầu tiên.
Ví dụ : blackbird (chim két), greenhouse (nhà kính)
Đối với tính từ ghép , trọng âm nằm ở phần thứ hai
Ví dụ : bad-tempered (xấu tính), old-fashioned (cổ hủ)
Đối với động từ ghép , trọng âm nằm ở phần thứ hai
Ví dụ : understand (hiểu), overflow (tràn ra)
Các bạn viết liên quan
→ Xem thêm Bảng chữ cái tiếng Anh
→ Xem thêm Bảng phiên âm tiếng Anh
→ Xem series các bài Tự học tiếng Anh cơ bản
Trên đây là bài viết tổng hợp các quy tắc phát âm tiếng Anh mới và đầy đủ nhất. Cùng luyện tập và nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình mỗi ngày nhé!