Vị ngữ tiếng Anh | Định nghĩa | Vị trí | Cách dùng dễ nhớ nhất

Tiếp theo serry bài viết về ngữ pháp trong tiếng Anh là bài Vị ngữ trong tiếng Anh mà chúng tôi giới thiệu chi tiết dưới đây

Khi bắt đầu học tiếng Anh, việc đầu tiên mình cần làm đó là làm sao học hiểu vị trí các từ loại trong câu như xác định được chủ ngữ, vị ngữ, động từ, tính từ, trạng từ tiếng Anh trong câu. Từ đó chúng ta xác định được các thành phần trong câu để hiểu được cách dùng đúng ngữ pháp tiếng Anh. Bài học hôm nay, Trung tâm ngoại ngữ PopodooKids xin giới thiệu với các bạn cách xác định vị ngữ tiếng Anh trong câu.

Vi ngu trong tieng Anh
Vị ngữ trong tiếng Anh là gì?

Sơ đồ vị ngữ trong tiếng Anh
Sơ đồ vị ngữ trong tiếng Anh

Vị ngữ tiếng Anh là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm,… của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.

  •  Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc có khi là một cụm chủ – vị.
  • Vị ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?, v.v..

Ví dụ:

  • Con mèo con đang ngủ (đang ngủ là vị ngữ). The cat is sleeping
  • Ngôi nhà đẹp quá (đẹp quá là vị ngữ). The house is very beautiful.
  • Hôm qua tôi đi học. Yestesday I went to school.
  • Con mèo đang nằm ngủ trên giường. The cat is
  • Trường của tôi được sơn màu đỏ.
  • Cái máy tính này rất hiện đại

Vị trí của vị ngữ tiếng Anh trong câu

Vị trí của Vị ngữ trong tiếng Anh trong câu được thể hiện như dưới đây

Vị ngữ tiếng Anh là cụm động từ thường

Sơ đồ cụm động từ
Sơ đồ cụm động từ

Khi vị ngữ trong tiếng Anh là cụm động từ thường, có 2 trường hợp chính mà chúng ta cần lưu ý.

  • Cụm động từ = Động từ + Tân ngữ (nếu có)

Trường hợp đầu tiên, chúng ta có vị ngữ là cụm động từ. Cụm động từ được tạo bởi động từ và tân ngữ. Vị ngữ có thể chỉ bao gồm động từ mà không cần tân ngữ.

Động từ không có tân ngữ

Như đã nói đến ở trên, có nhiều động từ không có tân ngữ vẫn có thể làm vị ngữ trong câu.

Các động từ có thể nói đến là: walk (đi), run (chạy), sleep (ngủ), stand (đứng), sit (ngồi)… Thường đây là những hành động độc lập, không phải nhắc đến sự tương tác với những sự vật khác.

Ví dụ:

  • She sleeps.

Cô ấy ngủ. (Ngủ sleep là vị ngữ tiếng Anh gồm động từ không có tân ngữ)

  • He walks.

Anh ấy đi bộ. (Đi bộ walk là vị ngữ tiếng Anh gồm động từ không có tân ngữ)

Động từ có tân ngữ

Động từ có tân ngữ dùng để nói đến các hành động có tương tác với sự vật khác.

  • Tân ngữ là đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ hoặc một động từ. Các động từ thường cần đi kèm tân ngữ để đủ ý là: eat, watch, drink, see, hug, do…

Tân ngữ là cụm danh từ

Tân ngữ đi sau động từ có thể là danh từ hoặc cụm danh từ.

Ví dụ:

  • I eat a banana.(thêm tân ngữ “a banana” để bổ nghĩa đang ăn gì)
    Tôi ăn một quả chuối.
  • He watches a movie. (thêm tân ngữ “a movie” để bổ nghĩa đang xem gì)
    Anh ấy xem một bộ phim.
  • drink water: uống nước. I drink water. Tôi uống nước (Uống nước drink water là vị ngữ gồm cụm động từ có tân ngữ)
  • see a person: nhìn thấymột người. She sees a person. (Nhìn thấy một người sees a person là vị ngữ gồm cụm đồng từ có tân ngữ)
  • eat fruit: ăn trái cây
  • watch a movie: xemmột bộ phim

Tân ngữ là động từ dạng V-ing hoặc To + Verb

Ở tân ngữ dạng V-ing, thường thì động từ sẽ là các từ mang nghĩa cảm nhận như like (thích), dislike (không thích), hate (ghét), enjoy (thích/tận hưởng),… hoặc hành động liên quan đến tính tiếp diễn/lặp lại như practice (luyện tập), go (đi), stop (ngừng)…

Ví dụ:

  • Quyen goes shopping.
    Quyên đi mua sắm.
  • Mike hates doing homework.
    Mike ghét làm bài tập về nhà.
  • like reading books: thích đọc sách
  • finish doing homework: hoàn thành làm bài tập về nhà
  • practice playing the piano: luyện tập chơi piano
  • stop working: ngưng làm việc

Ở tân ngữ dạng To + Verb, có nhiều động từ có thể đứng trước cụm từ này như begin, start, need,… và các động từ thể hiện thái độ với hành động như love, hate, like, want,…

Ví dụ:

  • I want to live in Ha noi City.
    Tôi muốn sống ở thành phố Hà Nội.
  • She began to move.
    Cô ấy bắt đầu di chuyển.
  • begin to sing: bắt đầu hát
  • decide to go home: quyết định về nhà
  • need to work hard: cần làm việc chăm chỉ
  • want to learn English: muốn học tiếng Anh

Tân ngữ là dạng that-clause

Tân ngữ dạng that-clause sẽ dùng với động từ cần đi kèm với thông tin có thể diễn tả bằng mệnh đề. Mệnh đề sau that cũng bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. Các động từ thường đi kèm tân ngữ dạng này đó là: think, say, believe,…

Ví dụ:

  • We believe that ghosts aren’t real.
    Chúng tôi tin rằng ma không có thật.
  • Candace said that she liked apples.
    Candace đã bảo rằng chị ấy thích táo.
  • think that the cat is cute: nghĩ rằng con mèo dễ thương
  • know that they are leaving: biết rằng họ sẽ rời đi
  • say that it is raining: nói rằng trời đang mưa
  • believe that aliens are real: tin rằng người ngoài hành tinh là có thật

Tân ngữ là đại từ
Khi đối tượng đã được nhắc đến hoặc xác định, ta có thể dùng đại từ tân ngữ. Đại từ tân ngữ là đại từ đứng sau động từ. Các đại từ tân ngữ là: him, her, me, you, it, them, us.

Ví dụ:

  • We have just talked to Steve. We invited him to a restaurant . (đại từ tân ngữ “him” thay thế cho danh từ “Steve”)
    Chúng tôi vừa nói chuyện với Steve. Chúng tôi đã mời anh ấy đến một nhà hàng.
  • “Do you know who Jess is?” – “No, I have never heard of her.” (đại từ tân ngữ “her” that thế cho danh từ “Jess”)
    “Bạn có biết Jess là ai không?” – “Không, tôi chưa từng nghe đến cô ấy.”
  • Chúng ta cũng có thể thay thế các tân ngữ trên bằng tân ngữ đại từ, nếu tân ngữ đã được nhắc đến trước đó, ví dụ:
  • I go to school with Andy. I see Andy every day. → I go to school with Andy. I see him every day.
  • They are leaving. We know that they are leaving. → They are leaving. We know it.
  • Reading books is fun. I like reading books. → Reading books is fun. I like it.

Vị ngữ có trợ động từ

Sơ đồ cụm động từ có trợ từ
Sơ đồ cụm động từ có trợ từ

Trợ động từ xuất hiện trong vị ngữ là đặc điểm của nhiều cấu trúc ngữ pháp. Chẳng hạn như: hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn phủ định, động từ khiếm khuyết,…

Ví dụ:

  • They are studying.
    Họ đang học bài.
  • – I didn’t have lunch.
    Tôi đã không ăn trưa.
  • He is listening a book.
    → Trợ động từ to be kết hợp với động từ listen (nghe) ở dạng V-ing → tạo nên cấu trúc của thì tiếp diễn.
  • She has stopped eating the pizza. Cô ấy đã dừng ăn pizza.
    → Trợ động từ to have kết hợp với động từ stop ở dạng V3 → tạo nên cấu trúc của thì hoàn thành.
  • I must do my homework. Tôi phải làm bài tập về nhà của tôi.
    → Trợ động từ là động từ khiếm khuyết must kết hợp với động từ do ở dạng nguyên mẫu.

Cách dùng Vị ngữ dễ nhớ nhất

Ngoài các dạng trên, ta còn 3 trường hợp đặc biệt của vị ngữ trong tiếng Anh.

Động từ + Tính từ

Trường hợp đặc biệt thứ nhất đó là cụm Động từ + Tính từ. Trong đó, tính từ ở đây có vai trò mô tả tính chất của chủ ngữ. Các động từ dùng trong trường hợp này thường là: look (trông), seem (có vẻ), sound (nghe, nghe có vẻ), taste (có vị), feel (cảm giác), to be (là), become,…Các động từ này lúc nào sau nó cũng là tính từ.

Ví dụ:

  • She looks beautiful.
    Cô ấy trông đẹp.(Look beautiful trông đẹp là vị ngữ gồm động từ + tính từ)
  • The fish tastes delicious.
    Con cá có vị ngon.( tastes delicious có vị ngon là vị ngữ gồm động từ + tính từ)
  • It sounds good. Nó dường như ngon (sounds good dường như ngon là vị ngữ gồm động từ + tính từ)
  • He became very happy.
    Anh ấy trở nên rất vui.

Động từ + Cụm danh từ

Vị ngữ = Động từ + Cụm danh từ

Cấu trúc này thường được dùng để nói chủ ngữ là ai/gì, như thế nào. Các động từ phổ biến của cấu trúc này đó là: to be (là), become (trở thành, trở nên).

Ví dụ:

  • I am an architect.
    Tôi là một kiến trúc sư.
  • I became a teacher. Tôi đã trở thành một giáo viên.

Động từ + Cụm giới từ

Vị ngữ = Động từ + Cụm giới từ

Dạng đặc biệt cuối cùng này dùng để cho biết vị trí hoặc thời điểm của chủ thể.

Ví dụ:

  • My purse is in the truck.
    Cái ví của tôi đang ở trong xe tải. (Đang ở trong xe là vị ngữ gồm động từ is và cụm danh từ trong xe tải in the truck)
  • Some dogs are in the park.
    Một vài chú chó đang ở trong công viên.(are in the park ở trong công viên là vị ngữ gồm động từ is và cụm giới từ in the park trong công viên)

Trên đây là tất tần tật những gì cần biết về vị ngữ trong tiếng Anh. Bước đầu làm quen có thể sẽ khá khó khăn khi học tiếng Anh, tuy nhiên sau khi luyện tập thật chăm chỉ thì chắc chắn bạn sẽ nhớ. Tổng kết lại, có các dạng vị ngữ trong tiếng Anh là: cụm động từ thường, có trợ động từ và các trường hợp đặc biệt khác.

Đỗ Oanh

Bao Oanh Do là giảng viên tại Trung tâm ngoại ngữ PopoDooKids, cô đã hỗ trợ hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới cải thiện khả năng nói tiếng Anh của họ. Cô có bằng cấp về sư phạm tiếng Anh cùng với hơn 15 năm kinh nghiệm dạy học. Bao Oanh Do là người tạo ra các bài học Phát âm tiếng Anh trực tuyến có audio được thiết kế phù hợp với nền tảng ngôn ngữ của học sinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button